Chồng hay nhậu về khuya, ly hôn vợ được quyền nuôi con?
Tôi và chồng tôi kết hôn được 2 năm và đã sinh được 1 con, bé được 12 tháng tuổi! Dạo này chồng tôi hay đi nhậu về khuya,về còn nói dối tôi đủ đều, tôi buồn cảm thấy tổn thương và chán nản! Tôi cảm thấy không thể sống chung được nữa và tôi muốn li hôn. Tôi thì từ cưới nhau đến giờ chỉ ở nhà làm nội trợ và trông con, còn chồng tôi thì làm tài xế, mở dịch vụ xe tại nhà, cho thuê xe và lái luôn! Xe chồng tôi mua là vay tiền ngân hàng! Vậy nếu li hôn tôi có được quyền nuôi con hay không?

Dưới đây là nội dung tư vấn của luật sư:
Chào bạn!
Đối với vướng mắc của bạn chúng tôi xin đưa ra một số ý kiến tư vấn như sau:
Về nguyên tắc, theo khoản 3 điều 81 luật Hôn nhân và gia đình, khi ly hôn, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Điều kiển để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con được đánh giá dựa trên các tiêu chí: Thu nhập hàng tháng có đủ để nuôi con không? có Chỗ ở ổn định để bảo đảm con có chỗ ở lâu dài hay không?; Môi trường sống có đảm bảo cho sự phát triển cả về tinh thần lẫn thể chất của con hay không?; Ngoài thời gian làm việc bạn có thời gian để chăm sóc con hay không? Sự quan tâm, chăm sóc của cha (mẹ) giành cho con?; Hành vi của cha (mẹ) như thế nào – có ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần và sự phát triển của con không?
Như vậy mặc dù con bạn mới 12 tháng tuổi, và trong quan hệ hôn nhân và gia đình lao động trong gia đình không tạo ra thu nhập thực tế cũng được đánh giá ngang bằng với lao động có tạo ra thu nhập. Nhưng nếu ly hôn, bạn phải có một nguồn thu nhập ổn định để nuôi dưỡng, chăm sóc con. Mà hiện tại bạn ở nhà nội trợ và trông con, không có thu nhập. Do đó chưa đáp ứng được điều kiện để trực tiếp nuôi con. Tuy nhiên con bạn còn quá nhỏ cho nên nếu không được mẹ trực tiếp nuôi dưỡng có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và sự phát triển cho bé. Do vậy Tòa án sẽ cân nhắc đến quyền lợi về mọi mặt cho đứa trẻ để quyết định trao quyền trực tiếp nuôi dưỡng cho cha hoặc mẹ. Quyết định này thuộc về thẩm quyền của Tòa án do đó không thể đưa ra khẳng định với bạn là trường hợp này bạn có chắc chắn giành được quyền nuôi con hay không. Hơn nữa, còn phải xem xét đến việc bạn và chồng có thỏa thuận được về vấn đề nuôi con hay không? trường hợp không thỏa thuận được và nhờ tòa án nhân dân giải quyết thì phải xem những chứng cứ mà chồng bạn đưa ra để giành quyền nuôi con như thế nào?…
Theo ý kiến của tôi, bạn nên suy nghĩ kỹ về quyết định có ly hôn hay không vì nếu không còn lý do gì khác thì mâu thuẫn giữa vợ chồng bạn chưa đến mức nghiêm trọng để phải ly hôn. Bên cạnh đó con bạn còn quá nhỏ và đứa trẻ cần sự yêu thương, chăm sóc của cả cha lẫn mẹ do đó bạn nên cân nhắc kỹ, thảo luận với chồng về những khúc mắc, mâu thuẫn gia đình để có hướng giải quyết tốt nhất, tránh đưa ra quyết định vội vàng ảnh hưởng đến quyền lợi của con.
Mong rằng nội dung tư vấn sẽ giải đáp thắc mắc của bạn.
Nếu cần tư vấn thêm vui lòng gọi 1900 6665 để gặp luật sư hoặc truy cập mục hỏi đáp pháp luật hôn nhân gia đình để tìm hiểu thêm.
Mai Hoa
Khi cần thuê luật sư vui lòng liên hệ với hãng luật Giải Phóng qua email [email protected] hoặc gọi đường dây nóng luật sư qua số 0963 113 113
Có thể bạn quan tâm: dịch vụ ly hôn nhanh,tư vấn ly hôn, tư vấn hôn nhân gia đình
ĐẶT CÂU HỎI CỦA BẠN
Mọi câu hỏi xin gửi đến email: [email protected]. Nếu cần trả lời khẩn cấp, vui lòng gọi tổng đài tư vấn 1900 6665. Xin cảm ơn!