Hạn chế quyền thăm con khi ly hôn được không?

Hạn chế quyền thăm con khi ly hôn được không?

Một bạn đọc gửi đến Văn phòng luật sư Giải Phóng câu hỏi như sau:

Vợ chồng em đã ly hôn được 6 tháng và em được quyền nuôi con nhỏ 22 tháng tuổi. Sau khi ly hôn, chồng em nhiều lần đe dọa, bôi nhọ danh dự em và gia đình bên ngoại, cách đây 2 tháng chồng còn đe dọa sẽ giết em và con em do em không đồng ý sống chung lại với chồng em. Chồng thường xuyên đá gà, ăn nhậu. Ông bà nội sức khỏe không tốt để có thể chăm sóc cháu. Kinh tế gia đình em cũng khá và đời sống lành mạnh nên việc chăm sóc con rất tốt. Nay chồng em tuyên bố nếu không cho chỗ chơi tuần 3 bữa thì anh không chu cấp cho con nữa. Tất cả tin nhắn đe dọa em đều lưu lại. Vậy, bây giờ em muốn hạn chế thời gian thăm nom và không cho chồng em ẵm cháu đi khi không có sự cho phép của em có được không? Và nếu con em trên 36 tháng tuổi, chồng em khởi kiện dành quyền nuôi con thì có được không?

Hạn chế quyền thăm con khi ly hôn được không?
Hạn chế quyền thăm con khi ly hôn được không?

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến email của Hãng Luật Giải Phóng.

Bộ phận tư vấn pháp luật của Hãng Luật Giải Phóng xin chuyển lời ý kiến của luật sư vế vấn đề như sau:

Về hạn chế thời gian thăm nom của chồng bạn, Khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định “Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó”.

Như vậy, về nguyên tắc thì không ai được cản trở việc thăm non con của người không trực tiếp nuôi con. Tuy nhiên trong trường hợp này, có thể cho rằng chồng bạn đã có những hành vi lạm dụng việc thăm nom gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nên bạn có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm non của chồng.

 Về yêu cầu thay đổi người nuôi con khi con đủ 36 tháng tuổi, Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định “1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con;

  1. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
  2. a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
  3. b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”

Theo đó, nếu chồng bạn muốn yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con thì phải thỏa thuận được với bạn hoặc phải chứng minh được bạn không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Theo thông tin bạn cung cấp, có thể thấy rằng hiện tại điều kiện trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của bạn tốt hơn chồng bạn. Việc này sẽ được Tòa án xem xét khi chồng bạn có yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con để ra quyết định.

                                                                                                                                                Đoan Trinh

Mong rằng nội dung tư vấn có thể giải đáp phần nào vướng mắc của bạn.

Nếu cần tư vấn thêm vui lòng gọi 1900 6665 để gặp luật sư hoặc truy cập mục HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT để tìm hiểu thêm.

Khi cần thuê luật sư vui lòng liên hệ với hãng luật Giải Phóng qua email [email protected] hoặc gọi đường dây nóng luật sư qua số 0963 113 113.

Có thể bạn quan tâm: dịch vụ ly hôn, tư vấn hôn nhân gia đình

ĐẶT CÂU HỎI CỦA BẠN

Mọi câu hỏi xin gửi đến email: [email protected]. Nếu cần trả lời khẩn cấp, vui lòng gọi tổng đài tư vấn 1900 6665. Xin cảm ơn!

Contact Me on Zalo