Hôn nhân thực tế và phân chia tài sản trong trường hợp ly hôn?

Hôn nhân thực tế và phân chia tài sản trong trường hợp ly hôn?

Có nhiều trường hợp nam nữ ở với nhau như vợ chồng, cùng nhau tạo lập tài sản, có con chung nhưng không đăng kí kết hôn hoặc không đủ điều kiện đăng kí kết hôn thì phải xét tới thời gian chung sống, điều kiện kết hôn của các bên thì mới được được coi là có tồn tại hôn nhân thực tế. Dưới đây là những trường hợp mà pháp luật công nhận có tồn tại hôn nhân thực tế căn cứ theo Nghị quyết 35/2000/QH10.

Căn cứ pháp lý: Khoản 3 Nghị quyết 35/2000/QH10 và Điều 95 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.

  1. a) Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 1 năm 1987,ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì đượcTòa án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Do đó, để được công nhận là hôn nhân thực tế cho các cặp nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng nhưng không đăng kí kết hôn thì phải thỏa mãn điều kiện:

– Về hình thức: nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng và phải đang sống chung với nhau.
– Về nội dung: Không vi phạm điều kiện kết hôn.

– Về thời điểm: Trước ngày 03/01/1987

Trường hợp nam nữ còn độc thân và đủ điều kiện kết hôn mà sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn thì vẫn được công nhận là vợ chồng. Nếu sau này hai người ly hôn thì vẫn giải quyết theo quy định cho vợ chồng hợp pháp.

luat-hon-nhan-gia-dinh_2408141208
Tư vấn hôn nhân và gia đình

Trường hợp người đã vợ, chồng mà sống chung với người thứ ba trước năm 1987 thì quan hệ giữa người đó với người thứ ba không được công nhận là hôn nhân thực tế. Sau này nếu có xảy ra ly hôn thì tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc sở hữu của bên đó, tài sản chung thì thỏa thuận hoặc do Tòa án giải quyết, quyền lợi của con cái được giải quyết như trường hợp cha mẹ ly hôn.

Việc phân chia tài sản tuân theo quy định tại Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập; tài sản sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó.

  1. b) Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 1 năm 1987 đến ngày 01 tháng 1 năm 2001, mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực cho đến ngày 01 tháng 1 năm 2003; trong thời hạn này mà họ không đăng ký kết hôn, nhưng có yêu cầu ly hôn thì Tòa án áp dụng các quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết.

Từ sau ngày 01 tháng 1 năm 2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng;

Do đó, để được công nhận là hôn nhân thực tế cho các cặp nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng nhưng không đăng kí kết hôn thì phải thỏa mãn 2 điều kiện:

– Về hình thức: nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng và phải đang chung sống với nhau.

– Về nội dung: Không vi phạm điều kiện kết hôn và phải đăng kí kết hôn trong thời hạn (hạn chót là ngày 1/1/2003). Nếu sau thời điểm này mà cả hai không đăng kí kết hôn thì sẽ không được coi là vợ chồng hợp pháp.

– Về thời điểm: Trước ngày 01/01/2001.

Nếu hết thời hạn đăng ký kết hôn theo quy định mà cả hai vẫn chưa đăng ký kết hôn thì pháp luật sẽ không công nhận họ là vợ chồng.

  1. c) Kể từ ngày 01 tháng 1 năm 2001 trở đi, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 của Nghị quyết này, nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồngmà không đăng ký kết hôn, đều không được pháp luật công nhận là vợ chồng nếu có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì Tòa án áp dụng khoản 2 và khoản 3 Điều 17 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết.

Điều 17. Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật.

  1. Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên nam, nữ phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.
  2. Quyền lợi của con được giải quyết như trường hợp cha mẹ ly hôn.
  3. Tài sản được giải quyết theo nguyên tắc tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó; tài sản chung được chia theo thỏa thuận của các bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết, có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên; ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và con.

Cảm ơn quý khách đã đọc bài viết Hôn nhân thực tế và phân chia tài sản trong trường hợp ly hôn?, trong trường hợp cần trao đổi chi tiết thêm vấn đề hôn nhân thực tế hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Hãng luật Giải Phóng chúng tôi, hãy liên hệ TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 19006665 (TP.HCM) hoặc liên hệ trực tiếp tại văn phòng.

Liên hệ văn phòng luật sư Giải Phóng:

Địa chỉ trụ sở chính : Tòa nhà Indochina Tower – Số 4 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đa Kao, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh (Phòng 603, Lầu 6, Khu B).

Hệ thống giao dịch:

  • 154 Đường số 20, P.5, Q.Gò Vấp (cổng sau của Tòa án Gò Vấp mới).
  • 439 Trần Hưng Đạo, khu phố Bình Minh 1, phường Dĩ An, thị xã Dĩ An, Bình Dương.

ĐẶT CÂU HỎI CỦA BẠN

Mọi câu hỏi xin gửi đến email: [email protected]. Nếu cần trả lời khẩn cấp, vui lòng gọi tổng đài tư vấn 1900 6665. Xin cảm ơn!

Contact Me on Zalo