Tranh chấp sổ tiết kiệm sau khi chủ sổ chết
Luật sư, giải đáp giúp tôi. Ông Đặng và bà Thu có 5 người con chung là Hải, Khoan, Đừng, Chấm, Dứt đều đã trưởng thành và có gia đình. Trong 5 người con của ông Đặng, có Hải và Dứt là ở chung với ông bà. Anh Hải có vợ là chị Sơn sinh 2 người con là Dương và Lâm đều là thành niên. Anh Hải đi hợp tác lao động rồi bị bệnh mất ở Nga năm 2006. Năm 2008 ông Đặng chết. Năm 2009 bà Thu chết. Bốn tháng sau khi bà Thu chết, các con và con dâu của ông và bà gồm: Khoan, Đừng, Chấm và chị Sơn đã cùng hợp mặt thỏa thuận nhường quyền thừa kế di sản của cha mẹ cho người em út là Dứt. Không đồng ý với việc nhường quyền hưởng di sản cho chú, các con anh Hải là Dương và Lâm cùng viết đơn yêu cầu tòa án giải quyết việc chia thừa kế của ông bà.
Qua điều tra được biết qua quá trình chung sống, anh Hải và chị Sơn có dành dụm được một khoản tiền tiết kiệm là 100 triệu đồng, Còn tài sản chung của ông Đặng và bà Thu trị giá 440 triệu đồng. Không ai trong số những người quá cố để lại di chúc. Theo quy định của pháp luật hiện hành tranh chấp trên được giải quyết như thế nào? Mỗi người nhận bao nhiêu?

Dưới đây là phần tư vấn của Luật sư:
Chào bạn!

Đối với vướng mắc của bạn chúng tôi xin đưa ra một số ý kiến tư vấn như sau:
Điều 676 – Bộ luật dân sự 2005. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Điều 677 – Bộ luật dân sự 2005. Thừa kế thế vị
Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
· Chia di sản của anh Hải (mất năm 2006): 50 triệu
Do không để lại di chúc nên sẽ chia thừa kế theo pháp luật. Cụ thể:
Người hưởng thừa kế:
– Chị Sơn vợ anh Hải, hai con: Dương, Lâm.
– Bố mẹ anh Sơn: ông Đặng, bà Thu
Mỗi người được hưởng: 50/4=12,5 triệu.
· Chia di sản của ông Đặng, bà Thu: 452,5 triệu.
Người hưởng thừa kế:
– Các con: Hải, Khoan, Đừng, Chấm, Dứt
– Do Hải chết trước nên các con của Hải là Dương và Lâm được hưởng thừa kế thế vị.
Vậy nên việc các con và con dâu của ông và bà gồm: Khoan, Đừng, Chấm và chị Sơn đã cùng hợp mặt thỏa thuận nhường quyền thừa kế di sản của cha mẹ cho người em út là Dứt là không đúng theo quy định của pháp luật dân sự về thừa kế, không đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của Dương và Lâm trong quan hệ thừa kế này. Việc thỏa thuận này chỉ hợp pháp khi có ý kiến, sự đồng ý của tất cả thừa kế. Do vậy việc không đồng ý với việc nhường quyền hưởng di sản cho chú, các con anh Hải là Dương và Lâm cùng viết đơn yêu cầu tòa án giải quyết việc chia thừa kế của ông bà thì Tòa án sẽ chia thừa kế theo pháp luật đối với di sản của ông Đặng, bà Thu cụ thể như sau:
· Khoan= Đừng= Chấm= Dứt= Dương + Lâm=452,5/5= 88,85 triệu.
· Dương= Lâm= 88,85/2= 44,425 triệu.
Mong rằng nội dung tư vấn sẽ giải đáp thắc mắc của bạn.
Nếu cần tư vấn thêm vui lòng gọi 1900 6665 để gặp luật sư hoặc truy cập mục hỏi đáp pháp luật để tìm hiểu thêm.
Phương Thảo
Khi cần thuê luật sư vui lòng liên hệ với hãng luật Giải Phóng qua email [email protected] hoặc gọi đường dây nóng luật sư qua số 0963 113 113.
ĐẶT CÂU HỎI CỦA BẠN
Mọi câu hỏi xin gửi đến email: [email protected]. Nếu cần trả lời khẩn cấp, vui lòng gọi tổng đài tư vấn 1900 6665. Xin cảm ơn!