Không phải luật sư có được làm người bào chữa?

Không phải luật sư có được làm người bào chữa?

Chào các luật sư. Tôi có một câu hỏi muốn nhờ luật sư giải đáp. Em trai tôi trai của tôi là một công nhân ơ Bình Dương. Cách đây không, mấy chị em chúng tôi rủ nhau đi nhậu. Khi cuộc nhậu sắp tàn thì em tôi đã có những hiểu nhầm với bàn ăn ở bên và đã xảy ra xô xát. Hai bên ẩu đả và một người bên kia bị em tôi cầm chai bia đập vào đầu và phải nhập viện gấp. Một lúc sau thì công an đến và bắt hết những người này và em tôi. Sau khi xảy ra vụ việc thì mấy chị em chúng tôi được triệu tập lấy lời khai và yêu cầu làm chứng cho những sự việc xảy ra. Sắp tới Tòa án sẽ đưa vụ việc này ra xét xử hình sự về vụ việc này, vì cũng nghiên cứu qua đôi chút về luật nên em tôi muốn nhờ tôi đứng ra bào chữa cho nó. Cho hỏi luật sư, tôi không phải là luật sư thì có được đứng ra bào chữa cho em tôi không? Tôi xin cảm ơn.

Không phải luật sư có được làm người bào chữa?
Không phải luật sư có được làm người bào chữa?

Dưới đây là nội dung tư vấn của luật sư:

Chào bạn!

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Về vướng mắc của bạn, chúng tôi xin giải đáp như sau:

Theo như lời bạn kể thì chúng tôi hiểu rằng, bạn là người đã chứng kiến tòa bộ sự việc diễn ra của vụ việc và được cơ quan điều tra lấy lời khai, được triệu tập đến để làm chứng.

Theo quy định tại Điều 56 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 thì:

“Điều 56. Người bào chữa

1. Người bào chữa có thể là:

a) Luật sư;

b) Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo;

c) Bào chữa viên nhân dân.

2. Những người sau đây không được bào chữa:

a) Người đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó; người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng trong vụ án đó;

b) Người tham gia trong vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định hoặc người phiên dịch.

3. Một người bào chữa có thể bào chữa cho nhiều người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong cùng một vụ án, nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau. Nhiều người bào chữa có thể bào chữa cho một người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.

4. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án phải xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa. Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do.

Đối với trường hợp tạm giữ người thì trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, Cơ quan điều tra phải xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa. Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do.”

Như vậy, không phải là luật sư thì một người vẫn có thể tham gia với tư cách là người bào chữa được. Tuy nhiên, trong trường hợp này, bạn đã được triệu tập tham gia phiên tòa với tư cách là người làm chứng.

Mặt khác, theo Mục I.4.b của Nghị quyết 03/2004/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “những quy định chung” của bộ luật tố tụng hình sự năm 2003:

“b) Người thân thích của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, bị can, bị cáo là người có quan hệ sau đây với một trong những người này:

– Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi;

– Là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột;

– Là cụ nội, cụ ngoại của một trong những người trên đây; là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; là cháu ruột mà họ là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột.”

Tóm lại, ở trường hợp này, bạn không được tham gia bào chữa cho em trai của bạn vì bạn đã được triệu tập làm chứng và là người thân thích của em trai bạn.

Mong rằng nội dung tư vấn có thể giải đáp phần nào vướng mắc của bạn.

Nếu cần tư vấn thêm vui lòng gọi 1900 6665 để gặp luật sư hoặc truy cập mục hỏi đáp pháp luật để tìm hiểu thêm.

Ban Biên Tập

Khi cần thuê luật sư vui lòng liên hệ với hãng luật Giải Phóng qua email [email protected] hoặc gọi đường dây nóng luật sư qua số 0963 113 113.

ĐẶT CÂU HỎI CỦA BẠN

Mọi câu hỏi xin gửi đến email: [email protected]. Nếu cần trả lời khẩn cấp, vui lòng gọi tổng đài tư vấn 1900 6665. Xin cảm ơn!

Contact Me on Zalo