Đặt tiền để bảo đảm biện pháp tạm giam từ ngày 01/07/2016

Đặt tiền để bảo đảm biện pháp tạm giam từ ngày 01/07/2016

Về biện pháp đặt tiền để bảo đảm theo quy định tại điều 122 BLTTHS 2015 sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2015.

Đặt tiền để bảo đảm biện pháp tạm giam từ ngày 01/07/2016
Đặt tiền để bảo đảm biện pháp tạm giam từ ngày 01/07/2016

Nhiều bạn đọc gửi thắc mắc đến Vì Công Lý hỏi về quy định của pháp luật liên quan sự việc này.

Ban biên tập Vì Công Lý xin chuyển lời ý kiến của luật sư về vấn đề này như sau:

“Điều 122. Đặt tiền để bảo đảm

  1. Đặt tiền để bảo đảm là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ hoặc người thân thích của họ đặt tiền để bảo đảm.
  2. Bị can, bị cáo được đặt tiền phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ:

a) Có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan;

b) Không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội;

c) Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.

Trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan quy định tại khoản này thì bị tạm giam và số tiền đã đặt bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước.

  1. Thời hạn đặt tiền không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định tại Bộ luật này. Thời hạn đặt tiền đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù. Bị can, bị cáo chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ đã cam đoan thì Viện kiểm sát, Tòa án có trách nhiệm trả lại cho họ số tiền đã đặt.
  2. Người thân thích của bị can, bị cáo được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án chấp nhận cho đặt tiền để bảo đảm phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo vi phạm các nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều này, nếu vi phạm thì số tiền đã đặt bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước. Khi làm giấy cam đoan, người này được thông báo về những tình tiết của vụ án có liên quan đến bị can, bị cáo.”

Theo điều 122 Bộ Luật Tố tụng hình sự, đặt tiền để bảo đảm là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo, cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án có thể quyết định cho họ hoặc người thân thích của họ đặt tiền để bảo đảm.

Như vậy căn cứ theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì việc áp dụng biện pháp đặt tiền để thay thế biện pháp tạm giam đối với bị can, bị cáo. Như vậy thời điểm áp dụng quy định tại điều 122 BLTTHS 2015 là sau thời điểm có lệnh tạm giam từ cơ quan tiến hành tố tụng đối với bị can, bị cáo trong quá trình tố tụng. Biện pháp này chỉ được áp dụng kể từ thời điểm tư cách bị can, bị cáo được xác lập và bị áp dụng biện pháp tạm giam đối với họ, không áp dụng đối với trường hợp người bị tạm giữ, người chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân hoặc trong thời gian chờ thi hành án tử hình.

Điều kiện để thực hiện biện pháp này được quy định rất rõ tại điều 122 BLTTHS để được đặt tiền phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ sau:

Thứ nhất, bị can, bị cáo phải có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan.

Thứ hai, họ không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội.

Thứ ba, những người này không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật.

Thứ tư, bản thân họ không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án, không đe dọa, không chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.

Bị can, bị cáo phải cam đoan những nghĩa vụ nêu trên với cơ quan tiến hành tố tụng, trực tiếp là cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm. Điều luật này cũng dự liệu và quy định rõ trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan nói trên sẽ bị tạm giam và số tiền đã đặt bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước.

Về thời hạn đặt tiền để thay thế biện pháp tạm gian: Thời hạn đặt tiền không quá thời hạn điều tra, truy tố, hoặc xét xử. Thời hạn đặt tiền đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù. Bị can, bị cáo chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ đã cam đoan thì viện kiểm sát, tòa án có trách nhiệm trả lại cho họ tiền đã đặt. Như vậy đây chỉ là biện pháp thay thế nên thời hạn không được kéo dài quá thời hạn của biện pháp tạm giam được thay thế và sẽ chấm dứt khi hết thời hạn điều tra, truy tố, xét xử hoặc đến thời hạn chấp hành hình phạt tù.

Biện pháp này cũng yêu cầu người thân thích của bị can, bị cáo được cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án chấp nhận cho đặt tiền để bảo đảm phải làm giấy cam đoan để bị can, bị cáo không vi phạm các nghĩa vụ nêu trên. Nếu vi phạm, số tiền đã đặt bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước. Khi làm giấy cam đoan, người này được thông báo về những tình tiết của vụ án có liên quan bị can, bị cáo.

Điều luật nêu rằng Bộ trưởng Công an chủ trì, phối hợp với Viện trưởng VKSND Tối cao, Chánh án TAND Tối cao và Bộ trưởng Quốc phòng quy định chi tiết trình tự, tủ thục, mức tiền đặt, việc tạm giữ, hoàn trả, tịch thu, nộp ngân sách nhà nước số tiền đã đặt để bảo đảm. Tuy nhiên, hiện chưa có văn bản nào quy định cụ thể về mức tiền.

Theo dõi trang Vì Công Lý để cập nhật những tin tức mới nhất và những giải đáp kịp thời về mặt pháp lý đối với nhiều vụ việc gây xôn xao dư luận hiện nay.

An Nguyên

Nguồn: Chuyên mục tư vấn pháp luật miễn phí do hãng luật Giải Phóng thực hiện

ĐẶT CÂU HỎI CỦA BẠN

Mọi câu hỏi xin gửi đến email: [email protected]. Nếu cần trả lời khẩn cấp, vui lòng gọi tổng đài tư vấn 1900 6665. Xin cảm ơn!

Contact Me on Zalo