Bạn có quyền kháng cáo

Bạn có quyền kháng cáo

Bạn có quyền kháng cáo ? Kháng cáo là một trong các quyền cơ bản của bị cáo khi bản án sơ thẩm được tuyên và được ghi nhận là một trong những nguyên tắc cơ bản của Bộ luật tố tụng hình sự, quy định cụ thể tại điều 20 về nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử của Bộ luật: “Bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này.” Điều này có nghĩa, nếu là bị cáo hoặc những người tham gia tố tụng trong phiên tòa sơ thẩm thì sau khi Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm tuyên án hoặc ra quyết định, bạn có quyền kháng cáo bản án, quyết định này của cấp sơ thẩm để được giải quyết theo thủ tục phúc thẩm.

Khi nào bạn có quyền kháng cáo ?
Khi nào bạn có quyền kháng cáo ?

Những người có quyền kháng cáo theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự bao gồm những người sau đây: Bị cáo (Điểm i khoản 2 Điều 50) ; người bị hại (Điểm e khoản 2 điều 51) ; nguyên đơn dân sự (Điểm g khoản 2 điều 52) ; bị đơn dân sự (Điểm điểm g khoản 3 điều 53), Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án (Điểm c khoản 1 điều 54); Người bào chữa (Điểm k khoản 2 điều 58); Người bảo vệ quyền lợi của đương sự (Điểm d khoản 3 điều 59). Tuy nhiên không phải tất cả những người trên đều có quyền kháng cáo mọi vấn đề, mọi trường hợp của bản án, quyết định của Hội đồng xét xử sơ thẩm.

Điều 231 Bộ luật hình sự quy định khi nào bạn có quyền kháng cáo như sau :

“Bị cáo, người bị hại, người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm.

Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.

Người bảo vệ quyền lợi của người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản án, quyết định của Toà án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.

Người được Toà án tuyên bố là không có tội có quyền kháng cáo phần lý do bản án sơ thẩm đã tuyên là họ không có tội.”

Việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật chỉ được thực hiện khi bị kháng cáo hoặc kháng nghị.

Theo quy định tại Điều 233 Bộ luật tố tụng hình sự về thủ tục kháng cáo thì người kháng cáo phải gửi đơn đến Tòa án đã xử sơ thẩm hoặc Toà án cấp phúc thẩm hoặc trình bày trực tiếp với Tòa án đã xử sơ thẩm về việc kháng cáo.

Về thời hạn kháng cáo, kháng nghị được quy định tại Điều 234 Bộ luật tố tụng hình sự như sau:

Thời hạn kháng cáo là mười lăm ngày, kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết. Nếu gửi qua bưu điện thì ngày kháng cáo được tính căn cứ vào ngày bưu điện nơi gửi đóng dấu ở phong bì. Trong trường hợp đơn kháng cáo gửi qua Ban giám thị trại tạm giam, thì ngày kháng cáo được tính căn cứ vào ngày Ban giám thị trại tạm giam nhận được đơn. Việc kháng cáo quá hạn có thể được chấp nhận, nếu có lý do chính đáng.

Quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm có thể bị kháng cáo trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định.

Như vậy, khi phát sinh vấn đề liên quan đến kháng cáo bản án, quyết định của Hội đồng xét xử sơ thẩm thì trước hết cần xác định: Bạn có quyền kháng cáo hay không? Từ đó để xác định phạm vi kháng cáo, nội dung kháng cáo, thủ tục kháng cáo và thời hạn kháng cáo một cách đúng quy định của pháp luật.

Hãy gọi 1900 6665 để được Luật Sư tư vấn chi tiết hơn về vấn đề của bạn ! 

ĐẶT CÂU HỎI CỦA BẠN

Mọi câu hỏi xin gửi đến email: [email protected]. Nếu cần trả lời khẩn cấp, vui lòng gọi tổng đài tư vấn 1900 6665. Xin cảm ơn!

Contact Me on Zalo