Chồng giết vợ do ghen tuông đối diện với mức án tử hình

Chồng giết vợ do ghen tuông đối diện với mức án tử hình

Người chồng thực hiện hành vi giết vợ mình vì ghen tuông, mâu thuẫn vụn vặt có thể phải đối diện với mức án tử hình.

Liên quan đến vụ việc nghi án chồng giết vợ, con gái khóa cửa báo công an tại Tân Bình – TP.HCM đang gây xôn xao dư luận. Nhiều bạn đọc gửi thắc mắc đến Vì Công Lý hỏi về quy định của pháp luật liên quan sự việc này.

Chồng giết vợ do ghen tuông đối diện với mức án tử hình
Chồng giết vợ do ghen tuông đối diện với mức án tử hình

Ban biên tập Vì Công Lý xin chuyển lời ý kiến của luật sư về vấn đề này như sau:

Như thông tin báo chí đã đăng tải, sáng 29/2 cơ quan công an quận Bình Tân (TP HCM) vẫn đang điều tra, làm rõ vụ án mạng xảy ra tại căn nhà nằm trong hẻm 363, Ấp Chiến Lược, phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân, khiến một phụ nữ tử vong.

Thông tin ban đầu cho biết đêm 28/2, con gái bà H. phát hiện mẹ nằm gục trên vũng máu nên hô hoán cùng mọi người đưa nạn nhân đi cấp cứu.  Nhưng do chấn thương quá nặng nên bà H. đã tử vong tại bệnh viện. Nạn nhân được xác định là bà P.T.N. H. (42 tuổi).

Biết người đâm mẹ là cha, nên người con gái của bà H. đã khóa cửa nhốt người cha bên trong đồng thời gọi điện báo công an khu vực. Theo người thân trong gia đình nạn nhân cho biết, thời gian gần đây giữa nạn nhân và người chồng hay xảy ra cãi nhau do mâu thuẫn.

Dấu hiệu của tội giết người

Theo nhận định ban đầu của người báo tin, cũng là con gái của nạn nhân thì bà H nằm trên vũng máu, tức là có dấu hiệu của hành vi giết người. Việc nhận định hung thủ gây án dựa vào mâu thuẫn vợ chồng cũng là nhận định chủ quan từ phía người nhà nạn nhân chứ không phải là tình tiết để khẳng định hung thủ gây án là chồng của nạn nhân. Việc xác định một hành vi giết người trên thực tế như thế nào? Có hay không có dấu hiệu hình sự? Hung thủ thực hiện hành vi? Mục đích, động cơ gây án cũng như cách thức thực hiện hành vi như thế nào cần phải dựa vào rất nhiều chứng cứ thông qua quá trình điều tra mới có thể kết luận. Bởi vậy, không nên đưa ra kết luận khẳng định người chồng đã giết bà H khi chưa có kết luận cuối cùng từ cơ quan điều tra, người chồng hiện tại chỉ là người bị tình nghi trong một vụ án có dấu hiệu hình sự.

Đối diện mức án tử hình

Theo quy định tại khoản 1 điều 93 Bộ luật hình sự, tội giết người là tội đặc biệt nghiêm trọng bởi mức cao nhất của khung hình phạt quy định tại khoản 1 là tử hình, tuy nhiên theo khoản 2 điều 93 thì là tội rất nghiêm trọng bởi mức cao nhất của khung hình phạt quy định tại khoản 2 là đến 15 năm tù.

Như vậy ngoài việc xác định đây có thực sự là một vụ giết người hay không thì việc xác định hung thủ gây án cùng cách thức thực hiện hành vi, mục đích và động cơ thực hiện hành vi là rất quan trọng trong việc định tội danh và quyết định hình phạt. Nếu chính xác người chồng là hung thủ và việc giết người vợ chỉ vì ghen tuông, mâu thuẫn vụn vặt trong đời sống hằng ngày thì rất có cơ sở để xác định tình tiết tăng nặng phạm tội vì động cơ đê hèn theo quy định tại khoản điểm q khoản 1 điều 93 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi 2009), mức cao nhất của khung hình phạt tại khoản 1 là tử hình.

Tuy nhiên, khi lượng hình cũng cần xem xét có hay không yếu tố lỗi của người bị hại, ví dụ như có hành vi ngoại tình chẳng hạn. Khi đó, có thể mức án tử hình sẽ không áp dụng.

Theo dõi trang Vì Công Lý để cập nhật những tin tức mới nhất và những giải đáp kịp thời về mặt pháp lý đối với nhiều vụ việc gây xôn xao dư luận hiện nay.

Trần Lê An Nguyên

Nguồn: Chuyên mục tư vấn pháp luật miễn phí do hãng luật Giải Phóng thực hiện

ĐẶT CÂU HỎI CỦA BẠN

Mọi câu hỏi xin gửi đến email: [email protected]. Nếu cần trả lời khẩn cấp, vui lòng gọi tổng đài tư vấn 1900 6665. Xin cảm ơn!

Contact Me on Zalo