Bạn được quyền khiếu nại, tố cáo lúc nào?
Quyền Khiếu nại, tố cáo là hai hoạt động cơ bản trong ngăn ngừa và đấu tranh với các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hành chính nói riêng và trong chấp hành pháp luật nói chung của mọi tổ chức, cá nhân.

Sử dụng quyền khiếu nại, tố cáo cũng chính là cách để mọi cá nhân, tổ chức đấu tranh với những việc làm sai trái của cơ quan nhà nước hoặc các cá nhân, tổ chức khác. Tuy nhiên không phải mọi trường hợp đều có quyền khiếu nại hoặc là tố cáo. Vậy khiếu nại là gì?
Tố cáo là gì và bạn được quyền khiếu nại, tố cáo lúc nào?
Theo quy định tại điều 2 Luật Khiếu nại 2011, Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Như vậy việc khiếu nại được đặt ra khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính. Cụ thể để giải thích kỹ hơn cho 3 trường hợp thì phải xuất hiện một trong 3 căn cứ sau:
- Có quyết định hành chínhlà văn bản do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.
- Có Hành vi hành chínhlà hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.
- Có quyết định kỷ luậtlà quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng một trong các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của mình theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Theo quy định tại điều 2 Luật Tố cáo 2011, tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Như vậy khi có hai căn cứ sau thì người tố cáo có thể gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
- Hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ:là việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
- Hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực: là việc công dân báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào đối với việc chấp hành quy định pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
Việc phân biệt khiếu nại với tố cáo là cần thiết để đảm bảo việc giải quyết theo đúng trình tự, thẩm quyền và chọn luật áp dụng phù hợp. Bởi quá trình giải quyết khiếu nại và giải quyết tố cáo hoàn toàn khác nhau.
Hãy gọi 1900 6665 để được Luật Sư tư vấn chi tiết hơn về vấn đề của bạn !
ĐẶT CÂU HỎI CỦA BẠN
Mọi câu hỏi xin gửi đến email: [email protected]. Nếu cần trả lời khẩn cấp, vui lòng gọi tổng đài tư vấn 1900 6665. Xin cảm ơn!