Vì sao khi bị bắt hãy giữ im lặng?

Vì sao khi bị bắt hãy giữ im lặng?

Vì sao khi bị bắt hãy giữ im lặng? Khi một người bị bắt giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt giữ tội phạm quả tang, bắt bị can, bị cáo để tạm giam, tạm giữ thì một trong những việc đầu tiên cơ quan điều tra tiến hành làm là hỏi cung và lấy lời khai những đối tượng này.

Vì sao khi bị bắt hãy giữ im lặng?
Vì sao khi bị bắt hãy giữ im lặng?

Một trong những điều cần lưu ý trước hết là bản thân những người này phải nhớ họ có quyền im lặng. Đây là quyền đã được thừa nhận trong Bộ luật Tố tụng hình sự  2015 và sẽ có hiệu lực vào ngày 01/07/2016. Vậy vì sao khi bị bắt hãy giữ im lặng?

Điểm d khoản 1 Điều 58 về người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt; Điểm c khoản 2 điều 59 về Người bị tạm giữ; Điểm d khoản 2 điều 60 về Bị can; Điểm h khoản 2 điều 61 về Bị cáo của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 đều có quy định những người nêu trên có quyền: “Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;”

Sở dĩ khi bị bắt hãy giữ im lặng là vì trạng thái tâm lý của những người vừa bị bắt sẽ rất dễ hoảng loạn, đây là điều kiện khiến cho họ dễ bị ảnh hưởng từ áp lực của cơ quan điều tra trong việc lấy lời khai dẫn đến việc họ đưa ra những lời khai bất lợi cho bản thân hoặc nhận tội ngay khi chưa được điều tra, làm rõ hoặc xác minh một cách kỹ càng trên thực tế. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới quá trình làm rõ sự thật vụ án và gây nhiều bất lợi cho chính bản thân người bị bắt cho quá trình giải quyết về sau.

Bên cạnh đó, Bộ luật Tố tụng hình sự đã ghi nhận những người này có quyền : “Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;” Khi đã có quyền thì tốt nhất nên biết cách sử dụng quyền của mình một cách hợp lý nhất để có lợi cho bản thân. Việc từ chối đưa ra lời khai bất lợi hoặc từ chối nhận tội không có nghĩa là một cách thoát tội bởi để xác minh sự thật vụ án, lời khai của người bị bắt, bị can, bị cáo chỉ là một trong rất nhiều chứng cứ. Vì vậy việc sử dụng quyền im lặng một cách sáng suốt là cần thiết để tránh rơi vào tình huống khai không trung thực hoặc cố tình thể hiện thái độ không thừa nhận hành vi phạm tội mà chính xác bản thân biết đã thực hiện trên thực tế. Ngoài ra việc có mặt luật sư bào chữa trong các buổi hỏi cung cũng là một quy định quan trọng, bởi nếu không rõ ràng, không có lợi khi chưa thể xác minh tốt nhất nên sử dụng quyền im lặng.

Hãy gọi 1900 6665 để được Luật Sư tư vấn chi tiết hơn về vấn đề của bạn ! 

ĐẶT CÂU HỎI CỦA BẠN

Mọi câu hỏi xin gửi đến email: [email protected]. Nếu cần trả lời khẩn cấp, vui lòng gọi tổng đài tư vấn 1900 6665. Xin cảm ơn!

Contact Me on Zalo