Bạn được quyền giữ im lặng như thế nào
Bạn được quyền giữ im lặng như thế nào ? Đó là câu hỏi của nhiều người trong bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 được Quốc hội thông qua ngày 27 tháng 11 năm 2015 đánh một bước tiến quan trọng trong việc giải quyết vụ án hình sự. Theo đó quyền im lặng lần đầu tiên được ghi nhận trên thực tế. Trước đó Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 không quy định về việc bị can, bị cáo, người bị bắt, bị tạm giữ có quyền từ chối đưa ra lời khai mà chỉ quy định về việc họ có quyền được trình bày lời khai và tự bào chữa cho chính mình. Vậy với quy định mới: Bạn được quyền giữ im lặng như thế nào?
Điểm d khoản 1 Điều 58 về người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt; Điểm c khoản 2 điều 59 về Người bị tạm giữ; Điểm d khoản 2 điều 60 về Bị can; Điểm h khoản 2 điều 61 về Bị cáo của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 đều có quy định những người nêu trên có quyền: “Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;”
Đấy là một thể hiện của quyền im lặng trên thực tế. Điều này đồng nghĩa khi được hỏi về những tình tiết làm tăng thêm mức độ nghiêm trọng của hành vi mà mình đã thực hiện trên thực tế hoặc khi được hỏi về việc có hay không việc bản thân đã thực hiện hành vi phạm tội trên thực tế thì những người nêu trên có quyền từ chối đưa ra lời khai mà cơ quan điều tra không thể tiếp tục yêu cầu. Đây là sự thể hiện quyền của người bị bắt, bị can, bị cáo được mở rộng hơn bởi sẽ có cơ hội để tự bảo vệ mình, tránh được những sai sót từ lời khai ban đầu trong điều kiện bị hạn chế quyền công dân. Tuy nhiên, quyền im lặng không được sử dụng bừa bãi, bởi pháp luật cũng quy định mỗi công dân đều có nghĩa vụ khai báo trung thực. Nếu họ khai báo không trung thực, không khách quan thì đều có quy định để trừng trị. Việc từ chối đưa ra lời khai chỉ nên được thực hiện khi bản thân biết rõ việc khai theo hướng đó là bất lợi và không đúng trên thực tế, tránh mớm cung, bức cung từ cơ quan điều tra chứ không nên sử dụng bừa bãi để bị đánh giá là không tích cực hợp tác với cơ quan điều tra. Bởi vậy những người bị hỏi cung cần hiểu rõ về câu hỏi, khai trung thực những gì diễn ra mà bản thân biết và chỉ sử dụng quyền im lặng một cách khôn ngoan và đúng tình hình nhằm phát huy cao nhất hiệu quả quyền này cho bản thân.
Hãy gọi 1900 6665 để được Luật Sư tư vấn chi tiết hơn về vấn đề của bạn !
ĐẶT CÂU HỎI CỦA BẠN
Mọi câu hỏi xin gửi đến email: [email protected]. Nếu cần trả lời khẩn cấp, vui lòng gọi tổng đài tư vấn 1900 6665. Xin cảm ơn!