Thỏa thuận về tài sản trước hôn nhân, tại sao không?

Thỏa thuận về tài sản trước hôn nhân, tại sao không?

Hiện nay, chúng tôi nhận được khá nhiều những câu hỏi xoay quanh việc có nên thỏa thuận về tài sản trước hôn nhân hay không. Thực tế, đây không phải là vấn đề khó khăn, khó giải quyết, mà nó là vấn đề nên hay không nên. Nếu bạn là một con người rõ ràng, thấu đáo, thì việc thỏa thuận về tài sản trước hôn nhân sẽ tránh cho bạn những rắc rối về sau như ly hôn chia tài sản, hoặc đem tài sản của mình đi kinh doanh,…

Thỏa thuận về tài sản trước hôn nhân, tại sao không?
Thỏa thuận về tài sản trước hôn nhân, tại sao không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, cụ thể tại Điều 47 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014, đã quy định rất rõ ràng về thỏa thuận  xác lập chế độ tài sản của vợ chồng.

“Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.”

Khi lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận, thì theo quy định, thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn. Đây là quy định bắt buộc nếu bạn lựa chọn thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng trước hôn nhân. Thỏa thuận này được lập bằng văn bản, có công chứng hoặc chứng thực. Ở đây, sự thỏa thuận có thể hiểu rằng hai bạn cùng bàn bạc, trao đổi và thống nhất ý kiến để lập nên văn bản thỏa thuận. Khi đó, ngay sau khi đăng ký kết hôn, chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận sẽ được xác lập.

Khi đã xác định sẽ thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng trước hôn nhân, thì vấn đề về nội dung của văn bản đó là vấn đề quan trọng mà hai bạn cần phải chú ý. Theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình 2014 thì nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bao gồm:

Thứ nhất, tài sản nào được xác định là tài sản chung, tài sản nào được xác định là tài sản riêng của vợ, chồng.

Có thể thỏa thuận như sau: (1) tài sản riêng, tài sản chung của vợ, chồng là gì; (2) tài sản trước khi kết hôn mà vợ, chồng có được hoặc tài sản có được trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc tài sản chung; hoặc (3) tài sản vợ, chồng có được trước khi kết hôn hay trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc tài sản riêng của vợ, chồng.

Thứ hai, quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và giao dịch có liên quan; tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình.

Thứ ba, điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản.

Trên đây là những nội dung cơ bản cần phải có trong văn bản thỏa thuận. Ngoài ra, hai bạn có thể thỏa thuận thêm những vấn đề khác có liên quan.

Tuy nhiên, cần phải lưu ý một điều là thỏa thuận trên không phải là có thể thỏa thuận tất cả, mà chỉ được một phần, nếu thuộc một trong các trường hợp mà pháp luật quy định. Quy định này nhằm hạn chế sự thỏa thuận để có thể bảo đảm quyền và lợi ích cho bên thứ ba trong giao dịch có liên quan.

Cụ thể, Điều 50 Luật Hôn nhân gia đình 2014 có quy định như sau:

“Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  1. a) Không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan;
  2. b) Vi phạm một trong các quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật này;
  3. c) Nội dung của thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và thành viên khác của gia đình”

Theo đó, một khi thỏa thuận vi phạm một trong các trường hợp nêu trên sẽ bị Tòa án tuyên bố vô hiệu.

Áp dụng vào thực tế hiện nay, quy định về Thỏa thuận về chế độ tài sản trước hôn nhân ngày càng được nhiều người lựa chọn hơn. Theo tôi, đây là một quy định tiến bộ, có thể giải quyết được nhiều vấn đề, trong đó quan trọng nhất là vấn đề mà bấy lâu nay chúng ta rất khó để giải quyết – chia tài sản sau ly hôn.

Nếu bạn có những gì thắc mắc về loại thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng trước hôn nhân hoặc bạn cần một người am hiểu pháp luật tư vấn việc làm văn bản thỏa thuận như thế nào, thì có thể liên lạc với chúng tôi thông qua:

1900 6665

* [email protected]

🏢 Phòng 603B Tầng 6 Khu B Tòa nhà Indochina, số 04 Nguyễn Đình Chiểu, phường Đa Kao, Quận 1. TP.Hồ Chí Minh

🏢 89 Đồng Văn Cống, phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh.

🌐 Luatgiaiphong.com

ĐẶT CÂU HỎI CỦA BẠN

Mọi câu hỏi xin gửi đến email: [email protected]. Nếu cần trả lời khẩn cấp, vui lòng gọi tổng đài tư vấn 1900 6665. Xin cảm ơn!

Contact Me on Zalo