Cách viết một lá đơn khiếu nại, tố cáo
Việc khiếu nại, tố cáo được diễn ra thường xuyên nhằm đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý hành chính nhà nước và trong mọi mặt của đời sống xã hội. Tuy nhiên rất nhiều người còn thắc mắc về cách viết một lá đơn khiếu nại, tố cáo sao cho đúng quy định.

Cách viết một lá đơn khiếu nại, tố cáo
Theo hướng dẫn tại điều 8 Luật Khiếu nại 2011 về hình thức khiếu nại thì việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp.
Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải ghi rõ các thông tin sau:
- Ngày, tháng, năm khiếu nại;
- Tên, địa chỉ của người khiếu nại;
- Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại;
- Nội dung, lý do khiếu nại.
- Tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. (Nếu có)
- Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.
Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định
CÁCH VIẾT ĐƠN TỐ CÁO
Theo quy định tại điều 19 Luật Tố cáo 2011, đơn tố cáo phải đáp ứng các điều kiện cơ bản sau đây:
- Phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo;
- Họ, tên, địa chỉ của người tố cáo;
- Nội dung tố cáo.
- Đơn tố cáo phải do người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ.
Trường hợp nhiều người cùng tố cáo bằng đơn thì trong đơn phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của từng người tố cáo, có chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tố cáo; họ, tên người đại diện cho những người tố cáo để phối hợp khi có yêu cầu của người giải quyết tố cáo.
Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo viết đơn tố cáo hoặc người tiếp nhận ghi lại việc tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản
Trường hợp nhiều người đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo cử đại diện để trình bày nội dung tố cáo.
Theo hướng dẫn tại Thông tư 07/2014/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh thì đơn khiếu nại, đơn tố cáo đủ điều kiện xử lý là đơn đáp ứng các yêu cầu sau đây:
– Đơn dùng chữ viết là tiếng Việt và được người khiếu nại, người tố cáo, người kiến nghị, phản ánh ghi rõ ngày, tháng, năm viết đơn; họ, tên, địa chỉ, chữ ký hoặc điểm chỉ của người viết đơn;
– Đơn khiếu nại phải ghi rõ tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân bị khiếu nại, nội dung, lý do khiếu nại và yêu cầu của người khiếu nại;
– Đơn tố cáo phải ghi rõ nội dung tố cáo; cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân bị tố cáo, hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo;
– Đơn chưa được cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận đơn xử lý theo quy định của pháp luật hoặc đã được xử lý nhưng người khiếu nại, người tố cáo được quyền khiếu nại, tố cáo tiếp theo quy định của pháp luật.
Cách viết một lá đơn khiếu nại, tố cáo
Hãy gọi 1900 6665 để được Luật Sư tư vấn chi tiết hơn về vấn đề của bạn !
ĐẶT CÂU HỎI CỦA BẠN
Mọi câu hỏi xin gửi đến email: [email protected]. Nếu cần trả lời khẩn cấp, vui lòng gọi tổng đài tư vấn 1900 6665. Xin cảm ơn!