Khi nào bạn bị tạm giữ, tạm giam
Khi nào bạn bị tạm giữ, tạm giam. Tạm giữ tạm giam là nhằm mục đích ngăn chặn và đảm bảo cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử được diễn ra thuận lợi. Câu hỏi đặt ra là khi nào thì bị tạm giam tạm giữ.

Điều 79 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định như sau: Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội, cũng như khi cần bảo đảm thi hành án, cơ quan chức năng có thể áp dụng một trong những biện pháp ngăn chặn sau: bắt, tạm giữ, tạm giam.
Như vậy việc bắt, tạm giữ, tạm giam chỉ được thực hiện khi những đối tượng có hành vi phạm tội hoặc khi có căn cứ cho rằng người này có thể gây khó khăn cho quá trình tố tụng thì mới được áp dụng. Theo quy định tại điều 80 Bộ luật tố tụng hình sự, việc tạm giữ được áp dụng đối với những người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.
Khi nào bạn bị tạm giữ, tạm giam được quy định tại điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự tạm giam có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo trong những trường hợp sau đây:
“a) Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng;
- b) Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.”
Khoản 2 điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự quy định bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác trừ trường hợp bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã; được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho rằng nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia. Điều này cho thấy phải có quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can thì mới có thể áp dụng biện pháp tạm giam.
Như vậy đối với việc tạm giữ nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ. Việc tạm giam cũng không áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt tù dưới 2 năm. Ngay cả việc đã áp dụng biện pháp tạm giam, tạm giữ nhưng pháp luật vẫn cho phép sử dụng các biện pháp như bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm cho người bị tạm giam được tại ngoại là một căn cứ để trả tự do cho những đối tượng ngáo đá trên thực tế.
Hãy gọi 1900 6665 để được Luật Sư tư vấn chi tiết hơn về vấn đề của bạn !
ĐẶT CÂU HỎI CỦA BẠN
Mọi câu hỏi xin gửi đến email: [email protected]. Nếu cần trả lời khẩn cấp, vui lòng gọi tổng đài tư vấn 1900 6665. Xin cảm ơn!