Bị công an triệu tập, bạn sẽ nói gì?
Bị công an triệu tập, bạn sẽ nói gì? Trong nhiều trường hợp, người bị triệu tập thường có tâm lý e dè, sợ hãi trong phòng hỏi cung hoặc phòng lấy lời khai của cơ quan điều tra. Dẫn đến nhiều lời khai không đồng nhất với thực tế hoặc không thể tích cực hợp tác cùng cơ quan điều tra trong giải quyết vụ án hình sự. Vì vậy khi bị công an triệu tập bạn sẽ nói gì? Đây là một câu hỏi mà câu trả lời tùy thuộc vào tư cách tham gia tố tụng của người bị triệu tập và việc kiểm soát tâm lý một cách có hiệu quả nhất khi sự việc xảy ra.

Sau đây chúng tôi đưa ra một số trường hợp để trả lời cho câu hỏi Bị công an triệu tập, bạn sẽ nói gì?
Trước hết, người bị cơ quan công an triệu tập không phải mọi trường hợp đều là người thực hiện hành vi phạm tội. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, những người có thể bị triệu tập rất đa dạng, có thể là bị can bị triệu tập để hỏi cung theo quy định tại điều 129 Bộ luật Tố tụng hình sự. Những người này phải là người đã biết về quyết định khởi tố bị can, là người tình nghi trực tiếp của vụ án hay chính là người có dấu hiệu đã thực hiện hành vi phạm tội trên thực tế, trường hợp này là triệu tập bị can để hỏi cung và được thực hiện theo trình tự hỏi cung bị can tại điều 131 Bộ luật Tố tụng hình sự. Không hỏi cung vào ban đêm trừ trường hợp không thể trì hoãn. Bị can bị triệu tập để hỏi cung có trách nhiệm phải khai trung thực về những sự việc được hỏi cung. Hiện nay Bộ luật TTHS 2003 chưa cho phép về “quyền im lặng”,phải đến ngày 1/07/2016 khi Bộ luật TTHS 2015 có hiệu lực thì người bị bắt, tạm giữ, bị can, bị cáo không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội.

Nhưng người bị triệu tập cũng có thể là đối tượng khác, ví dụ như người làm chứng theo quy định tại điều 133 Bộ luật TTHS, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án theo quy định tại điều 137 Bộ luật TTHS. Những người này là người có liên quan đến vụ án và việc triệu tập là để lấy lời khai nhằm phục vụ cho quá trình điều tra giải quyết vụ án được diễn ra thuận lợi nhất. Những người bị triệu tập nêu trên hoàn toàn nên thể hiện tâm lý thoải mái, hợp tác trong khả năng tốt nhất có thể, đưa ra lời khai trung thực về diễn biến sự việc mà bản thân đã quan sát thấy, đã trải qua nhằm đấu tranh làm rõ hành vi phạm tội của bị can. Như vậy tiêu chí trung thực, thẳng thắn, hợp tác cùng cơ quan chức năng làm rõ hành vi của bị can đã thực hiện được đặt ra hàng đầu trong những trường hợp này.
Như vậy, việc bị cơ quan công an triệu tập để lấy lời khai không có nghĩa là bạn là người thực hiện tội phạm mà có thể chỉ đóng một vai trò liên quan để làm rõ về vụ án, phục vụ cho quá trình điều tra. Vì vậy tâm lý bình tĩnh là rất quan trọng, người được triệu tập phải khai đúng, trung thực những gì liên quan mà bản thân biết để phục vụ cho quá trình điều tra vụ án hình sự.
Hãy gọi 1900 6665 để được Luật Sư tư vấn chi tiết hơn về vấn đề của bạn !
ĐẶT CÂU HỎI CỦA BẠN
Mọi câu hỏi xin gửi đến email: [email protected]. Nếu cần trả lời khẩn cấp, vui lòng gọi tổng đài tư vấn 1900 6665. Xin cảm ơn!