Có nhiều con, để di chúc cho một người có đúng luật không?

Có nhiều con, để di chúc cho một người có đúng luật không?

Xin cho em hỏi nhà của ông bà ngoại em, nhưng ông ngoại em đã mất lâu rồi. Ông bà ngoại em có 7 người con, nếu trường hợp bà ngoại em làm di chúc để lại cho cậu em thì những người con khác trong gia đình có được hưởng không và tài sản được phân chia như thế nào.

Có nhiều con, để di chúc cho một người có đúng luật không?
Có nhiều con, để di chúc cho một người có đúng luật không

Dưới đây là nội dung tư vấn của luật sư:

Chào bạn!

Đối với vướng mắc của bạn chúng tôi xin đưa ra một số ý kiến tư vấn như sau:

Điều 646 bộ luật dân sự (BLDS) 2005 quy định rõ, “di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”.

Như thông tin bạn trình bày ngôi nhà là tài sản thuộc quyền sở hữu của ông bà ngoại, do đó ông bà có toàn quyền định đoạt đối với tài sản mình; Có quyền lập di chúc để lại toàn bộ tài sản của mình cho bất cứ ai, kể cả người không có quan hệ huyết thống với mình (trừ trường hợp có người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc – điều 669 BLDS: con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ chồng; con đã thành niên mà không có khả năng lao động vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di chúc của người chết không cho họ hưởng di sản hoặc có nhưng ít hơn hai phần ba của một suất thừa kế theo pháp luật). Do đó nếu bà ngoại bạn lập di chúc hợp pháp để lại tài sản cho một mình cậu của bạn thì khi bà chết, sẽ chỉ một mình cậu bạn được hưởng di sản.

Trường hợp không có di chúc, di chúc không hợp pháp, cậu của bạn chết trước hoặc chết cùng thời điểm với bà, cậu cảu bạn không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản thì di sản sẽ được chia theo pháp luật – nghĩa là chia đều cho những người đồng thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người để lại di sản còn sống tại thời điểm mở thừa kế. Khi đó cả bảy người con đều được hưởng di sản thừa kế.

Ngoài ra, có một vấn đề cần lưu ý như sau: theo thông tin bạn cung cấp, căn nhà là tài sản chung của ông bà ngoại. Nên nếu ông mất không để lại di chúc thì phần di sản của ông (50% giá trị căn nhà) sẽ được chia đều cho những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông còn sống tại thời điểm đó: cha, mẹ của ông, bà ngoại và các con của ông. Và bà của bạn chỉ có thể lập di chúc để lại cho cậu bạn phần tài sản thuộc quyền sở hữu của mình – tức 50% giá trị căn nhà. Trường hợp sau khi ông mất, các con của bà đã làm thủ tục từ chối nhận di sản để chuyển toàn bộ quyền sở hữu căn nhà cho bà, thì nếu bà lập di chúc để lại toàn bộ tài sản là căn nhà cho người cậu của bạn thì việc phân chia di sản sau khi bà mất sẽ được tiến hành theo nội dung di chúc.

Mong rằng nội dung tư vấn có thể giải đáp phần nào vướng mắc của bạn.

Nếu cần tư vấn thêm vui lòng gọi 1900 6665 để gặp luật sư hoặc truy cập mục hỏi đáp pháp luật để tìm hiểu thêm.

Lê Thị Mai Hoa

Nguồn: Chuyên mục tư vấn pháp luật miễn phí do hãng luật Giải Phóng thực hiện

ĐẶT CÂU HỎI CỦA BẠN

Mọi câu hỏi xin gửi đến email: [email protected]. Nếu cần trả lời khẩn cấp, vui lòng gọi tổng đài tư vấn 1900 6665. Xin cảm ơn!

Contact Me on Zalo