Chế độ tai nạn lao động

Chế độ tai nạn lao động

Hỏi:

Trên đường đi họp về nơi nghỉ dành cho nhân viên công trình,anh trai tôi bị xảy ra tai nạn do một đồng nghiệp chở bằng xe máy va chạm với một xe tải cùng công trình và cùng chung công ty đang lưu thông theo hướng ngược anh trai tôi được chuyển ngay bệnh viện nhân dân 115 ở quận 10 cấp cứu và được chẩn đoán là chấn thương sọ nảo và đến nay có khả năng anh tôi bị mất sức lao động hoàn toàn. Trong quá trình điều trị công ty z756 đă chi trả tiền viên phí 53 triệu trên tổng phải trả là 55 triệu.Nhưng sau khi anh trai tôi được chuyển sang bệnh viện điều dưỡng quận 8 thì công ty không còn trợ cấp tiền viện phí nữa mặc dù tôi đã nhiều lần đến công ty trình bày hoàn cảnh gia đình anh khó khăn không thể tiếp tục chi trả tiền viện phí để xin công ty trợ cấp thêm.Dù vậy anh tôi vẫn không được hưởng chế độ bảo hiểm nào mặc dù anh tôi vẫn đóng bảo hiểm đầy đủ tại công ty. Qua tìm hiểu tôi được biết vụ tai nạn giao thông này không đước công an huyện Bù Đốp tỉnh Bình Phước thụ lý ngay nơi xảy ra tai nạn.Xe tải gây ra tai nạn đã quá hạn sử dụng và cả người lái xe tải ấy lẫn người chở anh trai tôi vẫn đang làm việc bình thường tại công trình trên và tỏ ra không quan tâm tới sức khỏe anh trai tôi. Vậy tôi kính hỏi anh trai tôi bị tai nạn giao thông hay bị tai nạn lao động?Tôi phải làm gì và đến cơ quan tổ chức nào để anh trai tôi được hưởng mọi chế độ của nhà nước và pháp luật? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Nếu nơi xảy ra tai nạn không phải là đường giao thông công cộng mà chỉ là tuyến đường thuộc nội bộ của Công ty anh bạn thì vụ việc trên không phải là tai nạn giao thông.

Pháp luật có quy định về tai nạn lao động như sau:

Điều 105 Bộ luật lao động: "tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động…".

Khoản 1 Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội: "…bị tai nạn lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây:… trên tuyến đường đi và về  từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý".

 

Điểm b tiết 2.1 mục 2 Phần 1 Thông tư  14/2005/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 08/3/2005 hướng dẫn việc khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ tai nạn lao động: "Những trường hợp sau được coi là tai nạn lao động: Tai nạn xảy ra đối với Người lao động khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc từ nơi làm việc về nơi ở vào thời gian và tại địa điểm hợp lý (trên tuyến đường đi và về thường xuyên hàng ngày)…".

Như vậy, một vụ tai nạn lao động có thể đồn thời là tai nạn giao thông. Và căn cứ vào những thông tin bạn cho biết thì vụ việc của anh bạn có thể là tai nạn lao động. Người sư dụng lao động phải có trách nhiệm và anh bạn sẽ được hưởng các chế độ như sau:

– Người sử dụng lao động phải chịu toàn bộ chi phí điều trị; bồi thường tai nạn lao động cho người lao động theo quy định tại Điều 107 Bộ luật lao đông. (anh bạn có quyền yêu cầu người sử dụng lao động chi trả khoản tiền này, nếu không được, anh bạn có quyền thực hiện các thủ tục để khởi kiện tại tòa án).

– Nếu suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì anh bạn còn được hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định tại Điều 43 Luật bảo hiểm xã hội, và các chế độ khác theo quy định của pháp luật. (anh bạn có quyền lập hồ sơ theo quy định tại Điều 114 Luật BHXH và nộp cho người sử dụng lao động và yêu cầu họ nộp cho cho Tổ chức bảo hiểm xã hội để anh bạn được hưởng các chế độ nêu trên. Nếu có tranh chấp thì anh bạn có quyền khở kiện tại Tòa án).

 

 

 

 

ĐẶT CÂU HỎI CỦA BẠN

Mọi câu hỏi xin gửi đến email: [email protected]. Nếu cần trả lời khẩn cấp, vui lòng gọi tổng đài tư vấn 1900 6665. Xin cảm ơn!

Contact Me on Zalo